Có cần kiểm tra tương quan trước khi chạy hồi quy

This entry is part 23 of 29 in the series Hồi quy tuyến tính

Rất nhiều bài viết, luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhưng có bài có và có bài không thực hiện phân tích tương quan Pearson trước khi phân tích hồi quy.

Vậy câu hỏi đặt ra là có cần thiết phân tích tương quan trước khi phân tích hồi quy hay không?

Câu trả lời là CÓ HAY KHÔNG cũng được. 

Đặt vấn đề

Tại sao lại như vậy?

Trước hết ta cùng xem ví dụ sau, cùng chú ý đến biến X5 nhé.

Sử dụng bộ dữ liệu HOIQUY-X5.sav tại link ở cuối bài

Ma trận tương quan

D:\a\16.PNG

Kết quả hồi quy

D:\a\17.PNG

Một sai lầm thường gặp trong phân tích hồi quy nữa

Xem thêm: Các sai lầm khi phân tích hồi quy

Cái này ở VN gặp cực kỳ nhiều luôn, mà có khi nó thành chân lý. Cho nên nhiều khi chúng mình vẫn nhận được yêu cầu hỗ trợ chỉnh chọt dữ liệu phần này hoặc khi hỗ trợ bài thì phải làm cho nó thoả mãn theo cái sai này.

Rất nhiều bài các bạn sẽ gặp việc phân tích tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc, nếu biến độc lập nào với biến phụ thuộc  có sig > 0.05 thì kết luận rằng nó không có quan hệ với biến phụ thuộc và bỏ ra khỏi mô hình hồi quy. Và với ví dụ trên thì các bạn CÓ THỂ loại oan X5.

Xin thưa với các bạn rằng các bạn chỉ không được đưa biến X5 bậc 1 vào hồi quy nếu X5 không có quan hệ tuyến tính với Y. Điều này có thể được chuẩn đoán qua đồ thị, chứ không phải phân tích tương quan. Xem thêm: Giả định về mối quan hệ tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc

Giả sử như bạn không tìm được dạng hàm nào khác giữa Y và X5 , kể cả khi hệ số tương quan băng 0 và P=value =1 thì tức là Y=0*x5 +e, rõ ràng đây vấn là dạng hàm tuyến tính đó chứ, và vẫn có quyền đưa X5 vào hồi quy

Vậy ý nghĩa chính xác của bước phân tích tương quan mà người ta chạy trước khi hồi quy bội là gì?

Thực ra đây chính là việc hồi quy đơn biến để đánh giá tác động cửa từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tuy nhiên thay vì phải hồi quy với số lần bằng số biến độc lập thì người ta mượn luôn tính chất của hệ số tương quan để phân tích cho nhanh. Các bạn có thể xem thêm về việc hồi quy đơn biến và tương quan pearson có tính chất chung nào tại đây: https://ungdung.hotronghiencuu.com/mo-hinh-hoi-quy-don-bien-va-da-bien

Cách viết phân tích hồi quy đơn biến/ tương quan được trình bày kỹ tại bài viết này: https://ungdung.hotronghiencuu.com/viet-ket-qua-phan-tich-tuong-quan-pearson

Bước sau phân tích hồi quy bội chẳng qua để đánh giá khả năng giải thích tổng hợp của các biến độc lập lên biến phụ thuộc mà thôi.

 

còn nữa ...

Để xem tiếp các nội dung bên dưới bạn cần phải đăng nhập vào tài khoản đã được phân quyền đọc tương ứng.

Nếu chưa có tài khoản hãy nhấn  ĐĂNG KÝ hoặc ĐĂNG NHẬP nếu bạn đã có tài khoản.

Đăng ký | Quên mật khẩu?