Hệ số Cronbach’s Alpha: Cách tính và một số tiêu chuẩn

This entry is part 8 of 20 in the series Độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha

Cập nhật: 06/05/2024 bởi admin0

Công thức tính độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Ở đây
  • K là số biến số- item- thường chính là số câu hỏi chẳng hạn
  • Xích ma bình phương chính là Phương sai. Các thuật ngữ và công thức thống kê các bạn có thể tìm trên Google hoặc cơ bản cũng đã nắm được
  • Y là biến thành phần
  • X là biến tổng

Các tiêu chuẩn của hệ số Cronbach’s Alpha

+ lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt

+ từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được

+ từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu

Như vậy, nếu nghiên cứu của các bạn là 1 nghiên cứu có tính kế thừa, sử dụng các mô hình kinh điển, các thang đo đã được kiểm chứng thì alpha >0,8 mới là ổn; nếu >0,7 thì có thể chấp nhận

Alpha =0,6 chỉ thích hợp khi bạn áp dụng 1 thang đo mới, chưa nhiều nghiên cứu kiểm chứng hay thậm chí mới toanh do bạn vừa sáng tạo. Với 1 thang đo kinh điển mà alpha chỉ ở mức dưới 0,7 thì có lẽ lỗi nằm ở việc thu thập dữ liệu, do đáp viên không thực sự nhiệt tình trong khảo sát mà thôi

Tiêu chuẩn loại biến quan sát khỏi một “thang đo”

+ Loại biến quan sát có tương quan với biến tổng <0,4 (khi chọn CA >0,7)

+ Loại biến quan sát có tương quan với biến tổng <0,3 (khi chọn CA >0,6)

+ Có thể xem xét loại 1 biến quan sát ra khỏi thang đo nếu nó tạo ra 1 thang đo tốt hơn. Khi nào nên loại biến quan sát đó sẽ đươc đề cập đến tại bài viết: Các vấn đề hay gặp….

Xem thêm: Tính Cronbach’s Alpha thủ công

Series Navigation<< Khái niệm thang đo và cấu tạo thang đo trong phân tích Cronbach’s AlphaThực hành kiểm tra hệ số Hệ số Cronbach’s Alpha trên SPSS >>

Trang: 1 2