Khái niệm thang đo và cấu tạo thang đo trong phân tích Cronbach’s Alpha

This entry is part 7 of 20 in the series Độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha

Cập nhật: 09/05/2024 bởi admin1

Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)

Khái niệm thang đo

Trong phân tích độ tin cậy của “thang đo” (scale)  -chứ không phải dữ liệu (data) thì khái niệm “thang đo” được hiệu là tập hợp các biến quan sát cùng đo lường 1 khái niệm (biến tiềm ẩn nào đó)

Ví dụ đơn giản như sau cho các bạn dễ hiểu

+ Biến tiềm ẩn là 1 biến KHÔNG THỂ được đo lường trực tiếp, vì nó không khả thi hoặc không hiệu quả. Giống với việc tôi cần “hình ảnh” của anh A, nhưng tôi không gặp được anh ấy.

+ Vậy làm sao để tôi biết anh A như thế nào (tạm thời thông tin tôi muốn biết anh ấy cao tầm bao nhiêu)? Tất nhiên tôi sẽ phải tìm kiếm thông tin từ 1 nguồn khác, ví dụ hỏi hàng xóm của anh ấy 1 số câu hỏi. Các câu hỏi này chính là các biến quan sát (items)

Ví dụ về cấu tạo thang đo

+ Tôi có thể hỏi học các câu hỏi để phán đoán thông tin (đo lường chiều cao của anh A ) như sau

Câu 1: Anh ấy cao khoảng bao nhiêu. Câu trả lời tất nhiên có thể xê dịch vì khó ai nói được chính xác. Mà thực tế thì không thể nào kiểm chứng được đâu là con số đúng

Câu 2: So với cái cây kia (chỉ vào cái cây cạnh cổng) thì anh ấy đứng đến tầm nào (tất nhiên tính chất của nó như câu 1- sau khi hỏi tôi sẽ đi đo lại cái cây)

Câu 3: Anh có ảnh nào chụp chung với anh A không, cho em xem với. Vậy là tôi sẽ đo luồn chiều cao của cái anh hàng xóm đưỡc hỏi và  ước lượng xem anh nào so với người trước mặt tôi cao thấp hơn nhau 1 cái đầu như thế nào để đoán (tất nhiên tôi không biết môi anh đi dep bao nhiêu phân, có canh nào đứng cúi, đứng thẳng,…..)

+ Như vậy các thông tin tôi đo được (qua các câu hỏi) gọi là các biến quan sát. Nó phản ánh biến tiềm ẩn. Nó như  ảnh ảo được 1 tấm gương phản chiểu chứ hoàn toàn không có quan hệ nhân quả ở đây. Ví dụ tôi nhận được câu trả lơi là anh ây cao tầm 1,7m thì tôi có thể cho rằng ănh ấy người tầm thước. Chứ không phải người kia bảo anh ta cao thì anh ta sẽ cao, bảo anh ta thấp thì anh ta sẽ thấp. Đây chính là cấu tạo của thang đo nhé!

+ Tôi cố gắng hỏi được càng nhiều câu càng tốt, vì tôi sẽ có nhiều thông tin hơn. Nhưng không phải lúc nào nhiều cũng tốt

Nếu tôi hỏi “so với cây vú sữa kia anh ta đứng đến tầm nào” xong lại chỉ về góc kia hỏi  hỏi thêm “so với cây cau kia anh ta đúng đến tầm nào” thì đây là hiện tượng thang đo bị trùng lắp. Chẳng qua đều đo lường băng cách so sánh qua trí nhớ. Thậm chí câu sau không độc lập mà người ta lại suy từ câu 1 ra. Đây là hiện tượng cần tránh ngay từ khi thiết kế bảng hỏi

Nếu tôi lại hỏi thêm câu hỏi “anh ấy đi dép cỡ bao nhiêu”, ví thường những người cao lớn bàn chân sẽ to hơn chẳng hạn. Nhưng sau khi hỏi cho anh B, C, …. 30 anh nữa chẳng hạn và ngồi lạ xem xét thấy câu hỏi nằng chả liên quan đến các câu khác thì đây là 1 biến quan sát không phù hợp. Điều này có thể kiểm tra bẳng cronbach’s alpha. Và nếu chuyện này lặp đi lặp lại nhiều lần thì tốt nhất cần bỏ luôn trong những bài test khác (hoặc chỉ ít từ anh thứ 31 đến anh thứ 100 đừng hỏi nữa). Việc hỏi 30 người đầu tương ứng với 1 nghiên cứu sơ bộ. Việc bỏ đi 1 câu hỏi tương ứng với  việc hiệu chỉnh thang đo.

Việc đánh giá độ tin cậy (reliability) của thang đo chính là xem các biến quan sát thành phần có cùng phản ánh (nhất quán) 1 khái niệm nào không- ví dụ chiều cao 1 người.

Series Navigation<< Độ tin cậy của thang đoHệ số Cronbach’s Alpha: Cách tính và một số tiêu chuẩn >>

Trang: 1 2