Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

Cập nhật: 13/03/2024 bởi admin0

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Thông qua việc tìm kiếm các nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT trên công cụ tìm kiếm Google Scholar và thư viện của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng các từ khóa để tìm kiếm tài liệu bao gồm “individual performance”, “individual impact”, “IT benefits”, “IT”, “IT context”, “kết quả công việc/ hiệu quả công việc (cá nhân)”, “accounting software” (phần mềm kế toán), “ERP/ Enterprise Resource Planning” (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), tác giả nhận thấy hiện tại đã có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về chủ đề kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT.

Theo tổng hợp của tác giả, chủ yếu các nghiên cứu này xem kết quả công việc cá nhân là biến nội sinh, tức là các nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT bị tác động bởi các yếu tố nào? Bên cạnh đó, có một số ít nhà nghiên cứu đã xem kết quả công việc cá nhân là một biến ngoại sinh hay là biến trung gian tức là họ cho rằng kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT như là một yếu tố có ảnh hưởng đến các yếu tố khác hay giữa hai yếu tố khác nhau.Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật:

  • Goodhue và cộng sự (1997): theo Goodhue và cộng sự thì kết quả công việc của cá nhân vừa được xem là biến nội sinh vừa được xem là biến ngoại sinh.
  • Các nghiên cứu như Goodhue (1995), Etezadi-Amoli và Farhoomand (1996), Bueno và Salmeron (2008), Guimaraes và cộng sự (2016), Park và cộng sự (2007), Christy (2015), Staples và Seddon (2004) xem kết quả công việc là biến nội sinh. Một cách tổng quát, các nghiên cứu này xem kết quả công việc của cá nhân trong môi

trường ứng dụng CNTT là biến phụ thuộc cuối cùng bởi vì để đo lường và đánh giá sự

 

thành công của hệ thống thông tin thì kết quả công việc của cá nhân được xem là một chỉ số đo lường chủ yếu (Delone và McLean, 2003).

Trong nhóm nghiên cứu xem kết quả công việc cá nhân là biến nội sinh thì đã có nhiều yếu tố đã được khám phá là có tác động đáng kể đến kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT. Phần bên dưới giới thiệu một số nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về các yếu tố có tác động đáng kể đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.

  • Nghiên cứu của Goodhue (1995) đề cập đến yếu tố sự phù hợp giữa nhiệm vụ

và công nghệ tác động đến kết quả công việc của cá nhân sử dụng hệ thống thông tin.

  • Nghiên cứu của Etezadi-Amoli và Farhoomand (1996)chứng minh rằng các yếu tố bao gồmtính dễ sử dụng của công nghệ, chất lượng đầu ra của hệ thống, tính bảo mật của hệ thống, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chức năng của công nghệ thông tin và sự thoả mãn của người dùng có tác động đến kết quả công việc cá nhân.
  • Nghiên cứu của Tesch và cộng sự (1997) đề cập đến việc kỳ vọng về kỹ năng

của người sử dụng hệ thống với sự cảm nhận kỹ năng chuyên nghiệp của họ có sự khác biệt là có sự khác biệt và có tác động đến kết quả công việc của họ.

  • Nghiên cứu của Staples và Seddon (2004) đề cập đến sự phù hợp giữa nhiệm vụ

và công nghệ tác động đến kết quả công việc của cá nhân sử dụng hệ thống thông tin.

  • Nghiên cứu của Park và cộng sự (2007) đã kiểm tra các yếu tố gồm sự hiểu biết về hệ thống, chấp nhận sự thay đổi từ hệ thống mang lại, khả năng áp dụng hệ thống và mức độ hỗ trợ của tổ chức đến kết quả công việc cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố này đều có tác động đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.
  • Nghiên cứu của Bueno và Salmeron (2008) chỉ ra rằngsự ủng hộ của nhà quản lý, truyền thông, đào tạo, hợp tác và độ phức tạp của kỹ thuật có tác động tích cực đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.

 

  • Nghiên cứu của Christy (2015) đề cập đến các yếu tố gồm đặc điểm các nhân (khả năng sử dụng máy tính hiệu quả), đặc điểm của tổ chức (sự ủng hộ của tổ chức,

đào tạo trong tổ chức), đặc điểm kỹ thuật của hệ thống (độ phức tạp, tính tương thích) tác động đến kết quả công việc của người sử dụng hệ thống.

  • Nghiên cứu của Guimaraes và cộng sự (2016) đề cập đến các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản lý, đặc điểm cá nhân của người sử dụng, sự thỏa mãn của người sử

dụng, các kỹ năng của nhà phát triển, đào tạo người sử dụng và truyền thông cho người sử dụng là các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.

Một cách tổng quát, kết quả công việc cá nhân chịu tác động bởi một số yếu tố nhưtính dễ sử dụng của công nghệ, chất lượng đầu ra của hệ thống, tính bảo mật của hệ thống, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chức năng của công nghệ thông tin, sự thoả mãn của người dùng, sự ủng hộ của nhà quản lý, truyền thông, đào tạo, sự hợp tác, độ phức tạp của kỹ thuật, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ, đặc điểm cá nhân của người sử dụng, các kỹ năng của nhà phát triển, sự đào tạo người sử dụng, chấp nhận sự thay đổi từ hệ thống mang lại, khả năng áp dụng hệ thống, đặc điểm các nhân (khả năng sử dụng máy tính hiệu quả), đặc điểm kỹ thuật của hệ thống (độ phức tạp, tính tương thích).

Đánh giá các nghiên cứu liên quan:

Theo những nội dung đã trình bày bên trên, hiện tại có khá nhiều nghiên cứu nghiên cứu về kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT và do đó cần khảng định rằng chủ đề kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTTkhông phải là một chủ đề nghiên cứu mới. Chính vì vậy, với hầu hết các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thì phương pháp định lượng là phương pháp được các nhà nghiên cứu lựa chọn để thực hiện việc nghiên cứu của họ. Hầu hết các nghiên cứu trên đều xem kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng công nghệ

 

thông tin là biến nội sinh. Từ những phân tích trên cho thấy có một vài điểm cần lưu ý như sau:

  • Kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng kết quả của những nghiên cứu về

vấn đề này lại có sự khác nhau bởi vì nó được nghiên cứu trong các bối cảnh địa lý và bối cảnh CNTT khác nhau.

  • Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin cũng khác biệt nhau theonhóm đối tượng sử dụng CNTT. Theo Tesch và cộng sự (2003) thì các nhóm đối tượng sử dụng CNTT như chuyên gia về hệ thống thông tin, người sử dụng hệ thống thông tin, người quản trị hệ thống thông tin sẽ chịu những tác động khác biệt từ các yếu tố khác nhau đến kết quả công việc của họ.
  • Khảo lược các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có rất ít nghiên cứu về kết quả

công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT được nghiên cứu dưới khía cạnh kế toán, kiểm toán.

1.2. Các nghiên cứu trong nước

Thông qua việc tìm kiếm các nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT trên thư viện của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng các từ khóa để tìm kiếm tài liệu bao gồm “phần mềm kế toán”, “ERP/ hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”, “công nghệ thông tin”, “kết quả công việc”, “kết quả công việc cá nhân” tác giả nhận thấy hiện tại không có nhiều nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân trong lĩnh vực kế toán/ kiểm toán nhưng đã có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh việc ứng dụng thành công CNTT trong HTTTKT. Tác giả tìm thấy một số nghiên cứu đã kiểm tra những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hồ Ngọc Thanh Tâm, 2017; Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm, 2018; Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2017; Hoàng Thị Thuỳ Trang, 2016; Võ Thị Ngọc Ánh, 2016); nghiên cứu về mối quan hệ

 

giữa chất lượng phần mềm kế toán với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Bùi Quang Hùng, 2019); nghiên cứu về tính kiểm soát của phần mềm kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (Lương Đức Thuận và Nguyễn Quốc Trung, 2015); các nghiên cứu có liên quan đến sự thoả mãn công việc (Nguyễn Thanh Tuấn, 2019; Lê Văn Quân, 2016; Trần Phi Hùng, 2017; Mai Thị Ngọc Hương, 2019; Nguyễn Lê Việt Nhân, 2018; Nguyễn Lê Duyên, 2015…) và các nghiên cứu liên quan đến kết quả công việc (Phạm Thị Quyên, 2017; Nguyễn Thị Thanh Định, 2017; Trần Ngọc Công, 2019; Phan Quốc Tấn, 2018;Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2019; Hoàng Yến, 2019; Nguyễn Trung Phương, 2017; Nguyễn Thị Hương Giang, 2018; Phạm Trà Lam, 2018…).

Mặc dù nghiên cứu này tìm hiểu chủ đề kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT nhưng tác giả sẽ trình bày sơ lược những nghiên cứu có liên quan đến PMKT/ ERP để thấy rằng công nghệ thông tin đang rất được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, đồng thời thông qua các nghiên cứu này cho thấy các yếu tố được quan tâm khi ứng dụng PMKT/ERP vào thực tế doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu củaHồ Ngọc Thanh Tâm ( 2017 ) đề cập đến ba yếu tố : “hiệu quả mong đợi, những ảnh hưởng của xã hội và nỗ lực mong đợi” hay theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa ( 2017) để cập đến sáu yếu tố : “yêu cầu của người sử dụng, chi phí sử dụng phần mềm, điều kiện hỗ trợ, tính năng của phần mềm, nhà cung cấp phần mềm vàảnh hưởng xã hội”, còn theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thuỳ Trang

(2016) thì đề cập đến bảy yếu tố : “hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, tính dễ sử dụng, giá cả, thói quen sử dụng công nghệ, điều kiện hỗ trợ và động lực hưởng thụ”, hay theo nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh ( 2016) thì có năm yếu tố: “yêu cầu của người sử dụng, khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp, tính năng của phần mềm, giá phí của phần mềm” tác động đến ý định sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

  • Nghiên cứu củaNguyễn Ngọc Hoàng Khiêm (2018) để cập đến năm yếu tố:

“tính năng của phần mềm, độ tin cậy của nhà cung cấp, yêu cầu của người dùng, dịch vụ sau bán hàng và giá phí của phần mềm” tác động đến sự lựa chọn phần mềm tại các doanh nghiệp ở Đông Nam Bộ.

  • Nghiên cứu của Lương Đức Thuận và Nguyễn Quốc Trung (2015) đề cập đến các vấn đề sau: “tính năng kiểm soát của PMKT giữa các loại PMKT là khác nhau, phần mềm ERP thì tính năng kiểm soát tốt hơn so với PMKT đóng gói và PMKT tự

thiết kế”.

  • Nghiên cứu của Bùi Quang Hùng (2019) đề cập đến các “mối quan hệ giữa chất

lượng phần mềm kế toán với lợi ích kế toán, hoạt động kế toán quản trị, năng lực phản ứng và kết quả hoạt động của doanh nghiệp”

Đánh giá

Nhìn chung các nghiên cứu này nêu lên các yếu tố tác động đến việc sử dụng phần mềm kế toán đó là: hiệu quả mong đợi, nhữngảnh hưởng của xã hội và nỗ lực mong đợi, tính dễ sử dụng, giá cả, thói quen sử dụng công nghệ, điều kiện hỗ trợ và động lực hưởng thụ, yêu cầu của người sử dụng, khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp, tính năng của phần mềm, giá phí của phần mềm. Còn một số nghiên cứu đề cập đến tính năng kiểm soát của phần mềm cũng như mối quan hệ giữa chất lượng phần mềm và lợi ích kế toán, kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tiếp theo, tác giả trình bày các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài đang nghiên cứu đó là kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT. Các nghiên cứu liên quan đến kết quả công việc được trình bày một cách khái quát như sau:

  • Nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2017) đề cập đến “mối quan hệ tích cực giữa hoạt động quản trị nguồn và sự cam kết cảm xúc, mối quan hệ tích cực giữa hoạt động quản trị nguồn và sự hài lòng trong công việc, mối quan hệ tích cực giữa cam kết cảm

 

xúc và kết quả công việc, mối quan hệ tích cực sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc”.

  • Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Định (2017) đề cập “phong cách lãnh đạo

tác động dương đến sự tham gia dự toán ngân sách, việc tham gia vào dự toán ngân sách có tác động tích cực đến kết quả làm việc”.

  • Nghiên cứu của Trần Ngọc Công (2019) cho thấy: kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ chịu tác động bởi năm đặc điểm tính cách (tính tận tâm, tính hòa đồng, tính hương ngoại, tính ổn định cảm xúc và sẵn sàng trải nghiệm), kết quả công việc cũng chịu tác động mạnh bởi sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
  • Nghiên cứu của Phan Quốc Tuấn (2018) cho thấy: kết quả công việc chịu tác

động mạnh bởi năng lực tâm lý.

  • Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2019) cho thấy: sự hài lòng trong công việc sẽ chịu tác động bởi sự phụng sự công, kết quả công việc chịu tác động bởi sự cam kết với tổ chức.
  • Nghiên cứu của Nguyễn Trung Phương (2017) cho thấy kết quả công việc của nhân viên chịu tác động bởi văn hóa doanh nghiệp thông qua năm yếu tố cụ thể: “sự

tham gia của nhân viên; lương, khen thưởng; sự giao tiếp giữa các thành viên; sự chăm sóc khách hàng; học hỏi và đổi mới”.

  • Nghiên cứu của Phạm Trà Lam (2018) cho rằng “cảm nhận về tính hữu ích của hệ thống ERP, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP lần lượt là các nhân tố có tác động theo thứ tự giảm dần đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ

thống ERP”.

 

Nhận xét

Theo khảo lược của tác giả, phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và nghiên cứu về kết quả công việc hay nghiên cứu về sự thành công của HTTT tại Việt Nam đã được thực hiện tương đối nhiều và chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Một cách tổng quát, trong bối cảnh tại Việt Nam, các nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân đặc biệt là nhân viên kế toán/ kiểm toán gắn trong môi trường ứng dụng CNTT chưa được thực hiện nhiều. Vì vậy, tác giả nhận thấy chủ đề nghiên cứu về kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT cần được nghiên cứu thêm để bổ sung các hiểu biết về chủ đề này – một yếu tố của sự thành công của HTTTKT.

1.3. Khe hổng nghiên cứu

Từ những phân tích và nhận địnhbên trên, tác giả nhận thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT đang tồn tại hai khe hổng nghiên cứu đó là: (i) có rất ít các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, (ii) có rất ít các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Nhằm bổ sung các tri thức còn chưa đầy đủ về chủ đề kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam.

 

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu luận văn, tổng quan các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và Việt Nam và khe hổng nghiên cứu. Từ việc khái quát các nghiên nước nước ngoài và trong nước về chủ đề kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT, đề tài được thực hiện với mục tiêu tổng quát là kiểm tra một số yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT và mục tiêu chi tiết là kiểm tra một số tác động gồm (i) sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán (nhân viên kế toán) đến kết quả công việc của họ; (ii) sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao, sự truyền thông và việc đào tạo đến sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán; (iii) loại phần mềm ứng dụng trong HTTTKT (ERP/ non – ERP) trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán. Để đạt được các mục tiêu trên phương pháp nghiên cứu định lượng đã đựa lựa chọn để nghiên cứu vì nghiên cứu này nhằm kiểm định lý thuyết nền và kỹ thuật phân tích dữ liệu PLS_SEM.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8