Độ tin cậy của thang đo

This entry is part 6 of 20 in the series Độ tin cậy của thang đo Cronbach's Alpha

Cập nhật: 06/05/2024 bởi admin1

Nội dung chính (Nếu bạn chưa đăng nhập, nhiều nội dung có thể đã bị ẩn đi)

Độ tin cậy của thang đo là gì?

Đơn giản thôi, đó là trị số đo lường mức độ đồng nhất của các biến quan sát thành phần nếu ta xếp chúng vào chung 1 thang đo (cho rằng chúng cùng phản ánh 1 biến tiềm ẩn nào đó/ cùng phản ảnh một khái niệm nào đó).

Đo lường độ tin cậy thang đo

Để đo lường độ tin cậy của thang đo có nhiều cách, mà nổi tiếng nhất chính là chỉ số alpha của Cronbach (Cronbach’s Alpha)- còn được gọi là hệ số nhất quan nội tại. Ngoài ra còn có độ tin cậy tổng hợp CR- Composite Reliability. Hai giá trị này thường xấp xỉ nhau, sai khác không nhiều. Ngoài ra các bạn cũng có thể sáng tạo ra các chỉ số của riêng mình chẳng hạn (hãy cứ thoải mái sáng tạo).

Hai chỉ số trên là chỉ số tin cậy đo lường tính ĐƠN HƯỚNG của thang đo (tức là xem nó có cũng phản ánh 1 khái niệm nào đó không)

Seri bài viết này sẽ tập trung viết về chỉ số Cronbach’s Alpha

Xem chi tiết về các chỉ số khác tại đây: https://ungdung.hotronghiencuu.com/do-tin-cay-cua-thang-do-phan-tich-cfa

Sử dụng kiểm tra độ tin cậy của thang đo khi nào?

Đúng như cái tên, mục đích của nó là để “kiểm tra” độ tin cậy của 1 thang đo “được cho trước” hoặc “được xây dựng nên”

Ví dụ 1: Kế thừa 1 nghiên cứu nổi tiếng nào đó, người ta có 1 thang đo, khái niệm X được đo lường thông qua các biến quan sát x1, x2, x3, x4. Sau khi thu thập dữ liệu chúng ta kiểm tra lại xem liệu với môi trường nghiên cứu này thì thang đo đó liệu có còn chính xác không/ có cần hiệu chỉnh gì không

Ví dụ 2: Có thể bạn sáng tạo ra 1 thang đo mới nào đó, sau khi thu thập dữ liệu bạn cũng cần kiểm tra nó để đánh giá lại độ tốt của thang đo và hiệu chỉnh lại nếu cần thiết

Series Navigation<< Biến tiềm ẩnKhái niệm thang đo và cấu tạo thang đo trong phân tích Cronbach’s Alpha >>